Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm di sản văn hóa được UNESCO công nhận
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm là di sản văn hóa vô cùng quý giá với nhiều giá trị độc đáo của tôn giáo. Dưới đây là những thông tin chi tiết về Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Tóm tắt nội dung
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm
Mộc bản là gì?
Mộc bản là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc âm trên gỗ, nhằm mục đích in ấn nhanh hơn để đáp ứng được nhu cầu con người trong một thời kỳ nhất định. Mộc bản là một trong ba chất liệu quan trọng và phổ biến nhất dùng để khắc văn bản chủ yếu là những bộ sách sử quan phương của triều đình, các kinh điển của Khổng giáo. Đạo giáo, Phật giáo.
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được hình thành như thế nào?
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi ấn hành, xuất bản mộc bản lớn của Việt Nam. Kho Mộc bản vẫn còn được lưu giữ ngày nay gồm 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt có 2 trang sách khoảng 2000 chữ Nôm chữ Hán.
Xem thêm:
Những người chế tác mộc bản được các vị sư trụ trì của Chùa Vĩnh Nghiêm mời đến làm công trong chùa, họ là những người thợ thủ công thuộc các phường thợ chuyên làm nghề khắc mộc bản ở tỉnh Hải Dương. Nếu bạn đến tham quan xem mộc bản sẽ thấy trên một số mộc bản còn lưu lại tên của người thợ cả trong đó có 2 người tiêu biểu nhất là Nguyễn Nhân Minh và Phó nền.
Mộc bản được làm bằng gỗ thị, gỗ màu trắng có độ bền cao, chắc chắn, ít nứt vỡ. Khích thước mộc bản không đồng đều nhau, bản khắc lớn nhất có chiều là 100cm, rộng 40cm, mộc bản khích thước nhỏ nhất là 33x23cm.
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới
Năm 2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị của kho Mộc bản này.
Năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức hội thảo “Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam” và tiến hành lập hồ sơ trình UNESCO công nhận Chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới. Đến tháng 5 năm 2012 Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Nội dung của Mộc Bản Chùa Vĩnh Nghiêm
Nội dung khắc trong Mộc bản là các kinh sách do tam tổ Trúc Lâm và các hệ phái biên soạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII. Mộc bản gồm có 3050 ván rời, có một số ít ván khắc có khuôn khổ ván khắc sớ, điệp, phục vụ nghi thức tang lễ của người theo đạo phật, còn đa phần là mộc bản của 9 đầu sách gồm 3 nhóm:
– Kinh Phật: có hai bộ kinh Đại phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh và A Di Đà kinh.
– Giới luật nhà Phật: gồm Đại thừa chỉ quán, Tỳ khâu ni giới, Sa di ni giới kinh.
– Sách: gồm Thần du Tây phương ký, Tây phương mĩ nhân truyện, Kính tín lục, Yên Tử nhật trình – Thiền tông bản hạnh.
Những giá trị mà Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm mang lại
Về giá trị tôn giáo
Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm là những hiện thực hóa về tư tưởng Thiền Phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông có duyên nghiệp với Phật giáo. Đây là phái Phật giáo mang bản sắc của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và thăng hoa Phật Giáo của Ắn Độ và Trung Quốc.
Về giá trị Ngôn Ngữ
Mộc bản đã góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ thống văn tư Việt Nam, Mộc bản được khắc bằng chữ Hán và Chữ Nôm ngoài ra còn có loại văn tự riêng của người Việt Nam được sáng tạo ra từ thế kỷ XI dựa trên các ký tự chữ Hán Trung Quốc, ghi âm Tiếng Việt. Những Mộc bản cũng thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao của tư duy văn hóa Việt Nam.
Về giá trị văn học
Mộc bản ngoài các phần kinh và giới luật là văn bản tôn giáo thì còn nhiều tác phẩm có giá trị văn học khác như: Thần du Tây phương ký, Tây phương mĩ nhân truyện, Kính tín lục, Yên Tử nhật trình – Thiền tông bản hạnh. Các tác phẩm đều viết theo thể phú hoặc diễn ca, dễ đọc dễ nhớ, dễ trề tụng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm, hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ hơn về Mộc bản và những giá trị văn hóa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.