Tìm hiểu các kiến trúc độc đáo của Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang được biết đến là một nơi chứa đựng những giá trị lịch sử to lớn của văn hóa phật giáo Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về Chùa Vĩnh Nghiêm.
Tóm tắt nội dung
Lịch sử hình thành Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc trên một gò đồi thấp nơi có rất nhiều cảnh đẹp kinh Bắc, lưng dựa vào núi Cô Tiên, phía trước là ngã ba Phượng Nhãn nơi giao thoa giữa hai con sông: Sông Thương và sông Lục Nam. Người xưa thường nói đây là thế ” đầu gối sơn, chân đạp thủy”. Bao quanh chùa là những xóm làng bình yên và những cánh đồng xanh tốt những bờ tre cây đa bến nước.
Chùa còn có tên gọi khác là chùa La chùa Ông La, chùa Đức La, thuộc địa phận xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, Bắc Giang.
Xem thêm:
Chùa Vĩnh Nghiêm có từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028), đến thời vua Trần Thái Tông thì có nhiều vị cao tăng tới tu hành và được tu tạo lại kiến cố và nguy nga hơn. Chùa này được nhà vua, các quan địa phương và người dân hàng năm đến cúng bái rất đông.
Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để tu hành ông đã để thụ giới tại Chùa Vĩnh Nghiêm và Chùa Yên Tử, và chính ông đã sáng lập nên phái Thiền Tông Trúc Lâm Việt Nam.
Hiện nay ở Chùa Vĩnh Nghiêm vẫn lưu giữ được những bức tượng cổ của các vị tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ, Hộ Pháp, La Hán….tất cả các bức tượng này đều có niên đại lâu đời và có giá trị lịch sử cao. Ngoài ra chùa còn có một chiếc mõ khổng lồ dài gần nửa mét được sơn đen bóng có đề 2 dòng chữ Phạn. Những bản khắc in bằng chữ Nôm và Hán mang giá trị nghiên cứu lịch sử cao và được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới vào năm 2012.
Cấu tạo kiến trúc Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang
Khuân viên chùa gồm 4 khu vực là: Tòa Thiên đường, toàn Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà Tổ đệ nhị và một số công trình khác.
Khu Tòa thiên đường
Khu vực này gồm Bái đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện.
Bước qua cổng tam quan khoảng 100m chính là Bái đường, sân trước Bái đường có trồng hai hàng thông cổ thụ có từ khi chùa được xây dựng. Ngoài sân cũng được đặt một bia đá 6 mặt được dựng vào năm (1606) ghi chép lại quá trình xây dựng chùa. Ở góc sân của Bái đường là 5 tháp mộ nơi yên nghỉ của 5 vị sư đã tu hành ở đây: Phù Lãng Trung pháp, Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh.
Nhà Thêu hương và Thượng điện
Gian nhà này kiến trúc được xây tàu bảy, đao lá, mái lợp theo kiểu con chồng, bên trong gian nhà được trang trí bằng những bức chạm khắc tỉ mỉ hình hoa lá, chim muông được sơn son thiếp vàng lộng lẫy.
Nhà tổ Đệ nhất
Nơi đây đặt bàn thờ vua Trần Nhân Tông, tượng ông được đặt ở gian nhà ngoài và ba tổ Trúc Lâm được đặt trong hậu cung phía trên có đặt tấm hoàng phi Trúc lâm hội thượng. Gian nhà này được sắp xếp theo kiểu chữ Công khu vực này có diện tích nhỏ hơn, các gian nhà cũng được xây thấp hơn.
Khu vực gác chuông
Khu vực này gồm 1 gác chuông 2 tầng lợp 8 mái. Trung tâm có một quả chuông lớn và có treo thêm cả những chiếc chuông gió. Gác chuông được sử dụng các vật liệu xây dựng kết hợp với nhau như gỗ và gạch nung.
Khu vực nhà tổ đệ Nhị
Nhà tổ đệ Nhị là nơi thờ Tổ Pháp Loa, được xây theo kiểu chữ Đinh là khu vực cuối cùng của chùa Vĩnh Nghiêm. Khu vực này có 2 dãy nhà Tả vu và Hữu vu rộng 18 gian phục vụ cho sinh hoạt, đời sống hàng ngày của các nhà sư đến đây tu hành.
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa đẹp cổ kính và có ý nghĩa rất quan trọng với Phật giáo. Nếu có dịp đến với Bắc Giang bạn hãy dành ít thời gian để đến thăm Chùa Vĩnh Nghiêm chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính độc đáo và lưu lại những tấm hình kỷ niệm tại nơi đây nhé.