Suối Giải Oan Chùa Hương gắn liền với câu chuyện của Phật Bà Quan Âm thờ trong động Hương Tích. Để tìm hiểu kỹ hơn về sự tích suối Giải Oan bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời.

Tóm tắt nội dung

Sự tích suối Giải Oan Chùa Hương

Tương truyền Bà Chúa Ba tức Quan Thế Âm Bồ Tát Diệu Thiện vì từ chối thánh chỉ của vua cha không chịu xuất giá lấy chồng, một lòng muốn tu tập hướng về phật pháp nên bị đưa ra pháp trường xử chém. Thấy vậy thần linh núi Hương Sơn đã hóa thành mãnh hổ cứu thoát Công Chúa và đưa vào động Hương Tích.

Sự tích suối Giải Oan Chùa Hương
Sự tích suối Giải Oan Chùa Hương

Xem thêm: Cáp treo Chùa Hương

Trong cơn mơ Công Chúa thấy mình bị đưa xuống Âm Phủ, tại đây có rất nhiều hình phạt cho các vong linh mắc tội. Bà đã chắp tay cầu nguyện cứu độ cho mọi loài thoát khỏi hình phạt thảm khốc. Sau khi tỉnh lại cô được thần linh dẫn lối vào động Hương Tích để tu tập, sau 9 năm tu tập tại đây bà được mọi người tôn làm Quan Thế Âm Bồ Tát. Trước khi được phong hiệu bà đã xuống suối Giải Oan để gột bỏ bụ trần.

Ngày nay người dân tương truyền rằng nếu có oan khuất không thể chia sẻ cùng ai có để đến đây để giãi bày cho lòng nhẹ nhàng thanh thản.

Những nơi mà du khách có thể tham quan tại Chùa Hương

Bến Đục

Bến Đục là địa điểm đầu tiên mà du khách đến khi đến thăm quan Chùa Hương. Đây bạn có thể nhắm nhìn những dòng sông trong vắt, tĩnh lặng và phong cảnh núi rừng hùng vĩ.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Trò có diện tích rộng nhất khu di tích Chùa Hương. Đây là nơi tu tập của các nhà tu hành và là nơi dừng chân của du khách để ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức đến tham quan động Hương Tích.

Động Hương Tích

Cách chùa Thiên trù khoảng 2km  là động Hương Tích năm ở độ cao 900m so với mực nước biển. Đường đi đến động Hương Tích du khách có thể đi bằng cáp treo hoặc đi bộ qua những bậc thang đá được người dân địa phương ở đâu xếp và xây rất ngăn nắp.

Động Hương Tích
Động Hương Tích

Theo truyền thuyết thì động Hương Tích là miệng của con rồng lớn, trên cửa động có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đặt bút đề vào tháng ba năm Canh Dần (1770).

Trên trần động, rủ xuống chín nhũ đá hình như chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “cửu long Tranh Châu”. Ngoài ra các khối thạch nhũ còn có hình thù giống Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Núi Cô, Núi Cậu và cả Bầu Sữa Mẹ…

Chùa Giải Oan

Ngôi chùa tọa lạc tại núi Long Tuyền các động Hương Tích 2,5km. Trong chùa có 5 pho tượng đá thờ 5 vị bồ tát dựa theo truyền thuyết  Bà Chúa Ba. Pho tượng ở giữa là Quan Thế Âm Bồ Tát tức công chúa Diệu Thiện, phía trước là công chúa thứ nhất là Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử xanh và công chúa thứ hai là Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng, phía sau là nhà vua Thiện Thông Bồ Tát, Hoàng Hậu là Khuyến Thiện Bồ Tát. Nơi đây có giếng nước trong vắt, trước chùa có suối chín nguồn được gọi là suối Giải Oan.

Hàng năm từ ngày 6 tháng giêng đến 1 tháng 3 âm lịch các du khách thập phương về đây tham gia lễ hội và dâng hương lễ phật. Vào dịp này các chùa trong quần thể di tích đặc biệt là động Hương Tích luôn đón tiếp các phật từ và du khách thập phương đến dâng hương cầu bình an, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa.

Mong rằng với những thông tin về suối Giải Oan Chùa Hương bạn đã có được những kiến thức thú vị nhất cho mình. Nếu bạn đang có ý định đi Chùa Hương hãy tìm hiểu thật kỹ để có được chuyến đi vui vẻ và trọn vẹn nhất.

Rate this post