Sự tích Chùa Hương? Chùa Hương là nơi thờ thờ hàng chục các vị thần, phật và thờ các tín ngưỡng nông nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích Chùa Hương mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Sự tích Chùa Hương

Chùa Hương có từ bao giờ?

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội có lịch sử từ thể kỷ XV và được xây dựng quy mô vào cuối thể kỷ XVII. Trong chiến tranh năm 1947 Chùa Hương đã một phần bị hủy hoại sau đó được phục dựng lại năm 1989 do Hòa Thượng Thích Viên Thành dưới sự cố vấn của cố Hòa Thượng Thích Thanh Chân.

Năm 1442 – 1497 ba vị Hòa Thượng thời vua Lê Thánh Tông đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên bảo am Thiên Trù. Từ đó ba vị Hòa Thượng gọi động Hương Tích là Chùa Trong, Thiên Trù là Chùa Ngoài.

Sự tích Chùa Hương Bà Chúa Ba

Theo truyền thuyết vào đời vua Diệu Trang Vương sinh được ba người con gái đặt tên là Diệu Thanh, Diệu Âm, Diệu Thiện khôn sinh được con trai nên nhà vua rất muộn phiền. Vì không có con trai nối dõi nhà vua gả chồng cho các công chúa hy vọng kến được chàng rể tốt để nhường ngôi báu. Nhưng cả hai người con rẻ họ Triệu và họ Mã đều rất tham lam nên không được nhường ngôi báu. Chỉ còn lại cô công chúa thứ 3 vua cha bắt nàng phải lấy chồng để hy vọng kén được chàng rể tốt. Nhưng công chúa một mực chỉ muốn đi tu không muốn xuất giá.

Sự tích Chùa Hương - Bà Chúa Ba
Sự tích Chùa Hương – Bà Chúa Ba

Xem thêm:

Nhà vua thấy công chúa một mực muốn đi tu rất tức giận liền nhốt nàng lại, nhưng công chúa lại lấy nơi này làm nơi yên tĩnh để tu hành. Sau đó nhà vua đưa nàng lên chùa bảo các nhà sư giao cho nàng những công việc nặng nhọc để nàng nản chí, những công chúa lại càng vui mừng vì như vậy cô lại càng được đắc đạo tu hành.

Việc làm của nàng khiến cho nhà vua rất  tức giận sai quân đưa nàng ra pháp trường xử chém mặc cho Hoàng Hậu, các công chúa và dân chúng cầu xin. Ngọc Hoàng thấy vậy liền sai thần linh biến thành mãnh hổ biến thành trần cuồng phong cứu công chúa đi vào rừng thoát khỏi sự truy đuổi của quan binh.

Đức Phật thấy nàng một lòng hướng thiện nên đưa về động Hương Tích để tu hành. Trước khi vào động nàng được Đức Phật cho tắm ở suối Giải Oan để chút bỏ muộn phiền trần gian để hướng tâm vào tu hành. Sau 9 năm tu hành bà đã có nhiều phép thuật và được các chư phật kính trọng và tôn bà làm Bồ Tát Quan thế Âm (còn gọi là Bà Chúa Ba)

Sau đó ở quê nhà, nhà vua lâm bệnh nặng đất nước đang loạn lạc vì sự tranh giành ngôi báu của hai người con rể. Thấy vậy bà cải trang đến cung điện chữa bệnh cho nhà vua, vì để chữa bệnh bà đã phải chặt tay móc mắt để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi vua cha khỏi bệnh bà quay lại động Hương Tích để tu hành.

Khi khỏi bệnh nhà vua đã tìm đến động Hương Tích để cảm tạ, lúc đó nhà vua mới nhận ra người cứu mình chính là cô công chúa ngày xưa mình hắt hủi. Khi thấy Bà Chúa Ba bị mất mắt, mất tay thì rất đau lòng. Nhưng bà an ủi mọi người đừng quá đau lòng vì bà đã hoàn thành được ước nguyện tu hành.

Tham Quan Động Hương Tích
Tham Quan Động Hương Tích

Sau nhiều năm xa cách lúc này nhà vua mới thức tỉnh và mong muốn được xuất gia tu hành và cả gia đình cũng có mong muốn được tu hành đắc đạo. Thấy tấm lòng của cả gia đình Ngọc Hoàng đã hóa phép cho bà được trở lại như xưa. Cả gia đình bà cũng được sắc phong Công chúa thứ ba là Quan Thế Âm Bồ Tát, Công chúa thứ nhất là Văn Thù Bồ Tát, Công chúa thứ hai là Phổ Hiền Bồ Tát, nhà vua là Thiện Thông Bồ Tát, Hoàng Hậu là Khuyến Thiện Bồ Tát.

Ngày nay ở Chùa Hương vẫn còn thờ phụng gia đình Bà Chúa Ba tại động Tiêm Sơn Chùa Hương. Ngày nay mọi người vẫn nhớ và nó đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, cứ mỗi độ xuân về du khách gần xa lại nô nức tới trẩy hội và cầu bình an, hạnh phúc trong cuộc sống.

Lịch trình tham quan Chùa Hương

Bến Đục – Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Hương Tích – Chùa Giải Oan

Bến Đục (suối Yến) là địa điểm đầu tiên du khách đến để lên thuyền để di chuyển đến khu di tích Chùa Hương. Điểm đầu tiên bạn đến sau khi đi đò là đền Trình đến đây du khách làm lễ và trình diện các vị thần nơi đây. Điểm tiếp theo cách đền Trình khoảng 40p đi bộ đây là điểm đến rất rộng và đẹp, nơi đây là nơi các nhà tu hành tu tập và các du khách thập phương dừng chân ở đây nghỉ ngơi ăn uống lấy sức tham quan tiếp động Hương Tích. Động Hương Tích ở độ cao 390m được ví là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, di chuyển đến đây bạn có thể di chuyển bằng cáp treo hoặc đi bộ đều được. Điểm cuối cùng du khách dừng chân là chùa Giải Oan cách động Hương Tích khoảng 2,5km nằm trên núi Long Tuyền. Chùa Giải Oan thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nơi đây có giếng Giải Oan với dòng nước mát trong suốt.

Trên đây là những thông tin về sự tích Chùa Hương, hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về nguồn gốc của Chùa Hương và những địa điểm tham quan, hành lễ nổi tiếng ở đây.

Rate this post