Chùa An Lạc là nơi thờ Phật như những ngôi chùa truyền thống khác của Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử, những nét đặc sắc của chùa An Lạc. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Tóm tắt nội dung

Sơ lược về lịch sử của chùa An Lạc

Vào thời Đình An Lạc từ thời nhà Trần (1226 – 1400) chùa An Lạc đã được xây dựng tại làng An Lạc, tổng An Lạc, huyện An Dương, tỉnh Kiến An (cũ) nay thuộc địa bàn phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Làng An Chân đã đổi tên thành  An Lạc từ khoảng năm 1925, 1926.

Vào năm 1927 – 1930, Bí thư đầu tiên của Thành Uỷ Hải Phòng – Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và đồng chí Nguyễn Công Hòa – cán bộ Thành ủy trong thời kỳ 1936 – 1939 đã quyết định lựa chọn chùa An Lạc trở thành cơ sở hoạt động và chỉ đạo cách mạng tại Hải Phòng.

Với  thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng 8 năm 1945, Chùa An Lạc chính là nơi tập hợp các lực lượng cách mạng của nhân dân chuẩn bị giành chính quyền tại huyện An Dương. Ngoài ra trong kháng chiến nơi này cũng tập hợp, đóng quân của tự vệ khu 1 và thực hiện chuẩn bị tập kích tại Sở Dầu, ga Thượng Lý.

Ngoài các ngày lễ liên quan đến tín ngưỡng đạo phật chùa An Lạc sẽ có ngày lễ hội truyền thống vào ngày 12 và 13 tháng 2 âm lịch mỗi năm.

chua-an-lac
Chùa An Lạc trở thành căn cứ cách mạng vào những năm kháng chiến

Nét độc đáo về kiến trúc của chùa An Lạc

Chùa An Lạc với diện tích của khuôn viên chùa là 2598m2, xây dựng về hướng Tây.

Bước từ ngoài vào Chùa là cổng Tam quan và gác chuông được xây dựng các tầng lớp mái đao giống như kiến trúc tại các Tam quan khác của Đình Chùa cổ truyền cũ của nước ta.

Phía sau Tam quan sẽ đến sân rộng được lát gạch chỉ nghiêng, sân chùa phía trước là các bồn hoa bể cảnh, chính giữa dựng tượng Quan Thế Âm được xây dựng bằng xi măng trắng. Bên trái sân  chùa là 3 gian thờ mẫu và tăng phòng.

Chùa An Lạc được xây dựng theo kiến trúc chính là tòa điện Phật bố cục theo kiểu chữ Đinh bao gồm 3 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Trong đó:

Tòa tiền đường được xây dựng theo kiểu chồng dầm 2 tầng 8 mái. Những mái lợp theo hình vảy rồng rêu theo nét cổ kính, chính phần chồng diềm lắp kính sẽ giúp đón ánh sáng chùa tốt hơn.

Có thể thấy rằng ngôi chùa An Lạc này nổi bật với công trình kiến trúc đẹp cùng với cây cối xum xuê để lại ấn tượng rất đặc biệt với các Phật tử khi đến với nơi đây. Ngoài ra đây còn là cơ sở cách mạng trung kiên của Đảng trong suốt thời kỳ hoạt động bí mật và kháng  chiến chống Pháp. Ngoài ra nơi đây đã từng là địa điểm liên lạc, chỉ đạo đấu tranh của công nhân sở Dầu, công nhân xi măng.

chua-an-lac
Cảnh quan chùa An Lạc

>>> Xem thêm:

Các đợt trùng tu xây dựng chùa An Lạc

Tính đến nay chùa An Lạc cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu bao gồm:

Vào cuối thế kỉ XIX người Pháp thực hiện lấn chiếm đất đai tại Sở Dầu nên chùa An Lạc đã được trùng tu xây dựng vào khoảng 1885 – 1895.

Chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1964 – 1975 chùa An Lạc bị bom đạn giặc Mỹ tiêu diệt.

Thời kỳ đất nước thống nhất, kinh tế xã hội phát triển Đảng, chính quyền và nhân dân Phường Sở Dầu, Ủy ban nhân dân thành phố đã đưa ra Quyết định số 290/QĐ-UB ngày 30/4/1994 căn cứ trên khuôn viên Đình Chùa An Lạc cũ để xây dựng lại chùa An Lạc.

UBND thành phố Hải Phòng có Quyết định số 2193 vào ngày 03/12/1999 về việc xếp hạng đăng ký di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

Ngày 28/01/2005 Chùa An Lạc được xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến theo Quyết định số 177 ngày 28/01/2005.

UBND thành phố đưa ra quyết định  xây dựng lại tòa điện phật do tòa điện phật cũ đã bị xuống cấp năm 2017 .

Với những thông tin chia sẻ cơ bản về chùa An Lạc ở trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có dịp đặt chân đến Hải Phòng  bạn hãy thử 1 lần đến với ngôi chùa An Lạc để khám phá nét đẹp  kiến trúc nơi đây nhé.

Rate this post