Truyền thông là một cách quảng bá sản phẩm ngày càng phát triển rầm rộ qua nhiều kênh. Thật không thể phủ nhận lợi ích mà các cách truyền thông này mang lại nhưng cũng phải khẳng định còn tồn tại nhiều mặt trái mà người dùng facebook cần lưu ý (xét về kênh truyền thông chủ yếu là qua facebook).
Sử dụng truyền thông trong kinh doanh thế nào?

Tóm tắt nội dung

Hiệu ứng truyền thông tích cực trong kinh doanh

Có người tự dưng nổi tiếng sau một ngày, một đêm, thậm chí một giờ đồng hồ. Có shop bán hàng bỗng doanh thu tăng đột biến. Tất cả là do hiệu ứng tích cực của cánh truyền thông.
Người ta đọc, người ta xem thấy có ích thì người ta share. Một người chia sẻ sẽ kéo theo hàng trăm, nghìn, chục nghìn lượt like, lượt comment. Rồi cứ thế kéo theo bao nhiêu lượt tương tự từ phía người thứ hai. Người thứ ba, thứ tư, thứ năm,…
Theo tinhaiphong, cô bé quê ở Nghệ An bỗng nổi tiếng chỉ sau một clip nhại lại 7 thứ tiếng, hai chàng trai xứ Huế nổi tiếng sau một đêm nhờ bản Mushup những bài nhạc trẻ nhiều lượt view nhất,….
Nhờ sự nổi tiếng đó, họ bắt đầu lấn sang và thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Khách hàng mua hàng vì sự yêu mến, vì sự ngưỡng mộ và chắc chắn là vì sản phẩm tốt, chất lượng.
Chiến lược truyền thông hiệu quả

Hiệu ứng ngược của truyền thông trong kinh doanh

Cách đây vài hôm, mình – sinh viên học Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch có xem được 1 video clip trên mạng của 1 shop mỹ phẩm. Đó lẽ ra sẽ chỉ là một clip review son rất đỗi bình thường, nhưng nó đã trở nên “bất thường” bởi người mẫu review son trong clip đó, theo quan niệm và cái nhìn thông thường của đại đa số mọi người, thì chị ấy xấu.

Clip đó đã thực sự viral, một điều mà bất cứ người làm truyền thông nào cũng mong muốn ở 1 sản phẩm. Hàng trăm nghìn view, hàng nghìn comment, hàng ngàn chia sẻ, nhưng không ai quan tâm đến thỏi son mà clip đề cập. Gần như tất cả những sự hiếu kì hay những lời khiêu khích, đều chỉ xoay quanh ngoại hình của chị người mẫu trong clip mà thôi.

Mình tạm bỏ qua vấn đề rằng liệu shop mỹ phẩm đó có chủ động sử dụng người mẫu không xinh đẹp để tạo hiệu ứng truyền thông “ngược” hay không (vì dù có cố tình hay không, shop cũng đã được biết đến nhiều hơn rất nhiều), mình chỉ quan tâm đến 1 việc: Vì sao người ta lại chia sẻ và bình luận nhiều đến thế vì một thứ mà người ta không thấy đẹp?

Giả sử đó là 1 người mẫu rất xinh đẹp, chắc hẳn cũng sẽ có vài ba người share, comment khen ngợi, nhưng không đáng kể. Giả sử đó là 1 người mẫu bình thường, không xinh đẹp nhưng cũng không xấu xí, mình đoán cũng sẽ không ai share hay bình luận gì nhiều. Nhưng khi 1 người không xinh đẹp trở thành nhân vật chính, dư luận sẽ trở nên ồn ào một cách lạ kì. Cô A sẽ có thêm 1 câu chuyện hài hước để share trên facebook, cô B sẽ được phen chê bai đả kích một chút để tỏ ra mình thông thái hơn người, cô C sẽ thêm tự tin vào khuôn mặt của mình vì có người xấu đến thế kia còn được lên làm người mẫu review son, và hàng loạt các cô khác sẽ trở nên hả hê biết bao khi có 1 người xấu vừa được “khai quật” trên mạng xã hội này.

Về mặt tâm lý, con người tiếp nhận thông tin tiêu cực nhanh gấp 15 lần so với thông tin tích cực. Có lẽ đó là lý do những thông tin giật gân, xấu xí trên mạng, trên báo lại thường được lan tỏa nhiều hơn những thông tin tốt đẹp, an lành.

Và cũng về mặt tâm lý, đa số chúng ta đều cảm thấy thoải mái và tự tin hơn 1 chút khi chúng ta chê bai 1 ai đó. Dìm người khác xuống cũng là cách đa số chúng ta, đều vô thức hoặc có ý thức, sử dụng để tôn bản thân lên 1 mức cao hơn. Vậy là chúng ta đều luôn tìm kiếm những “bàn đạp” nho nhỏ như thế trong cuộc đời mình, chỉ để trong một tíc tắc, cảm thấy bản thân hơn 1 cá thể nào đó. Ngoại hình là thứ người ta hay đem ra để chê bai và dè bỉu nhất, và buồn thay, đó lại là thứ mà chẳng ai trong chúng ta có thể lựa chọn từ đầu.

Nhưng nếu một ngày bạn trở thành 1 chiếc “bàn đạp”, bạn sẽ hiểu rằng cảm giác ấy không dễ chịu chút nào, nhất là khi con người vốn dĩ rất dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những câu nói tiêu cực từ những người xung quanh. Khi một ai đó chê bai bạn, bạn sẽ có xu hướng dễ tiếp nhận và suy nghĩ nhiều về nó. Và bạn biết không, khi điều tiêu cực được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần sẽ trở thành niềm tin không dễ gì thay đổi được. Để rồi khi bạn làm bất cứ việc gì, những lời nhận xét xấu xí kia vẫn sẽ văng vẳng bên tai bạn mà thôi.

Mình chỉ muốn nói là, CÁCH CHÚNG TA NHÌN NHẬN NGƯỜI KHÁC ĐÔI KHI SẼ QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI MÀ HỌ TRỞ THÀNH, bởi ko phải ai cũng có đủ nghị lực và can đảm để bỏ ngoài tai những lời nhận xét tiêu cực và tự tin vào bản thân mình hơn.
Và điều thứ 2 mình muốn chia sẻ, cũng giống như bức ảnh mình chọn đăng cho bài viết này, mạng xã hội thực sự nguy hiểm khi chúng ta được tự ngôn luận và tự do chê bai quá nhiều. Không biết bao nhiêu vụ việc những lời chê bai lan tỏa chóng mặt trên mạng xã hội dồn các nạn nhân vào đường cùng, khiến họ nghĩ quẩn và lựa chọn sai lầm.

Thật ra tất cả chúng ta đều đáng thương, vì ai cũng có 1 nỗi tự ti mặc cảm nào đó. Chúng ta đều có 1 chiếc thòng lọng ở cổ. Vậy nên làm ơn, đừng kéo sợi dây đáng sợ ấy lên dù chỉ bằng những lời nói vô tình.

5/5 - (1 bình chọn)