Xử phạt nghiêm vụ gian lận thi cử ở Hà Giang
Vừa qua, dư luận xã hội đang xôn xao vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Thủ phạm ban đầu được xác định là ông Vũ Trọng Lương – Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT Hà Giang.
Tổ công tác làm việc với Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Ảnh: Infonet
Sau khi phát hiện vụ việc nghiêm trọng trên, phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã khẳng định sẽ làm việc đến cùng, tuyệt đối trung thực và không bao che cho bất kỳ ai làm sai, ảnh hưởng đến nền giáo dục nước nhà.
Tóm tắt nội dung
Người nhà khẳng định không nâng điểm
Phóng viên chuyên trách mảng giáo dục của báo thanh niên đã tìm đến em T – thí sinh có điểm cao thứ hai trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua. Được biết, thí sinh là con trai của lãnh đạo sở tỉnh Hà Giang.
Tuy nhiên, mẹ của thí sinh khẳng định: không có chuyện nâng đỡ con bằng việc nâng điểm. Sự thực, chồng bà không có mặt trong hội đồng chấm thi. Bà cũng khẳng định thêm chúng tôi luôn luôn giáo dục con cái về đức tính trung thực ngay từ thuở bé thơ.
Mẹ thí sinh cho biết thêm: Ban đầu con bà định nộp nguyện vọng vào ngành y nhưng vì môn sinh học chỉ được 2,5 điểm nên sẽ chuyển qua nguyện vọng các ngành khối ngân hàng, nghiệp vụ.
Qua tìm hiểu, gia đình thí sinh khá mệt mỏi vì dư luận “con quan” trong những ngày qua. Thông tin này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cả những thành viên trong gia đình.
Toàn cảnh cuộc họp báo khẩn về gian lận thi cử ở Hà Giang
Xử phạt đến cùng, nghiêm minh
Về phía lãnh đạo tỉnh ủy Hà Giang, ông Trần Quý Đức – phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang – Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 khẳng định sẽ làm tới cùng, xử phạt công bằng và nghiêm minh những hành vi vi phạm; cho dù phải xử phạt hình sự.
Ngoài ra, ông Đức cũng cho biết thêm: Tỉnh ủy Hà Giang sẽ không chạy theo “bệnh” thành tích trong giáo dục, điều quan trọng là xác định số điểm thực đúng với thực tế bài thi của thí sinh.
Còn về phía đại diện của công ty Luật Bảo An, luật sư cho rằng, gian lận trong công tác thi cử là vi phạm bộ luật hình sự. Tùy vào mức độ nặng nhẹ có thể bị xử phạt lên đến 20 năm tù, ít là 12 tháng tù.
Nhìn từ vụ gian lận thi cử ở tỉnh Hà Giang có thể thấy, bệnh thành tích trong giáo dục đã len lỏi quá sâu vào học đường. Người người nhà nhà chạy đua với điểm số, bằng cấp. Xã hội vẫn cứ thế: “nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ,…”. Liệu những người nông dân chân lấm tay bùn bao giờ mới ngoi lên thoát khỏi cảnh làm nông bần cùng túng thiếu?
Điều đáng sợ hơn nữa, liệu những thí sinh được “nâng đỡ” để đỗ vào những trường y – cái nôi đào tạo đội ngũ bác sỹ trong tương lai sẽ học hành như thế nào? Liệu chúng ta có yên tâm giao tính mạng, sức khỏe của người thân cho một người có trình độ “vớt vát” như thế này không?…
Nếu không đủ khả năng để vào đại học y thì cũng không nên “nâng đỡ” thí sinh bằng cách làm “chết người” như vậy, hãy khuyên các bạn học Cao Đẳng Y,Cao Đẳng Dược cũng tốt. Bởi đại học không phải là con đường thành công duy nhất. Sự phân định rõ ràng về trình độ đại học, cao đẳng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi để việc giáo trình, phương pháp giảng dạy, trình độ bạn bè sẽ đồng đều, phù hợp hơn.
Toàn cảnh về vụ việc gian lận thi cử ở tỉnh Hà Giang
Với các bài thi trắc nghiệm: Qua xác minh cho thấy có dấu hiệu nâng kết quả điểm thi của thí sinh.
Bằng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ đã xác nhận dữ liệu ảnh quét các Phiếu trả lời trắc nghiệm gốc của thí sinh được hoàn thiện trước ngày 03/7/2018 hiện vẫn còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa, thay thế. Tuy nhiên, kết quả thi của một số thí sinh có dấu hiệu cao bất thường.
Từ thực tế nói trên, ngày 14.7.2018, Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang đã có Công văn số 787/CV-BCĐ đề nghị Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia tiến hành chấm thẩm định toàn bộ các bài thi trắc nghiệm của tất cả các thí sinh thuộc Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang.
Ngày 15.7.2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 2594/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Hội đồng chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm Kỳ thi THPTQG 2018 tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Hội đồng chấm thẩm định đã tiến hành chấm thẩm định tất các các bài thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế thi.
Kết quả chấm thẩm định cho thấy:
Có 102 bài thi Toán đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Có 85 bài thi Vật lý đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,0; điểm đã công bố là 8,75 điểm);
Có 56 bài thi Hóa đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75; điểm đã công bố là 9,5 điểm);
Có 08 bài thi Sinh đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,75; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Có 09 bài thi Lịch sử đã chênh lên từ 1,0 điểm đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5; điểm đã công bố là 9,75 điểm);
Có 03 bài thi Địa lí đã chênh lên từ 1,25 điểm đến 3,0 điểm (điểm chấm thẩm định là 6,0; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Có 52 bài thi tiếng Anh đã chênh lên từ 1,4 điểm đến 7,8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,2; điểm đã công bố là 9,0 điểm);
Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Qua chấm thẩm định cũng cho thấy một số bài thi có điểm tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1,0 điểm. Cá biệt có 3 bài thi môn GDCD có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố.