Đi Chùa Hương phải đi 3 năm liên? Tại sao lại như vậy đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây ta cùng tìm hiểu chi tết về thông tin này và những kinh nghiệm đi du lịch Chùa Hương.

Tóm tắt nội dung

Tại sao đi Chùa Hương phải đi 3 năm liền?

Theo quan niêm dân gian để thể hiện lòng thành kính, nhất âm hướng phật khi đến Chùa Hương cầu tài lộc  thì nên đi liên tiếp 3 năm. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm của người xưa nên bạn có thể lựa chọn cân nhắc thời gian đến Chùa Hương. Đối với những người thường xuyên đi lễ phật cầu tài lộc họ thương đi 2 lần trong 1 năm, đầu năm đi dâng lễ, cuối năm đi trả lễ thì mọi chuyện mới hanh thông thuận lợi, công danh thăng tiến.

Nếu bạn đi Chùa Hương vào dịp lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, đây là khoảng thời gian du khách thập phương về tham quan lễ phật nhiều nhất, thời gian này rất đông người dịch vụ nhiều người cho rằng bị chặt chém.

Tại sao đi Chùa Hương phải đi 3 năm liền?
Tại sao đi Chùa Hương phải đi 3 năm liền?

Xem thêm:

Vào tháng 10,11 hàng năm là thời điểm lý tưởng để du khách đến tham quan vãn cảnh Chùa Hương bởi đây là mùa hoa súng nở rộ dọc trên dòng suối Yến, cùng những cánh đồng lau rất thích hợp cho các bạn đến vãn cảnh và chụp hình lưu niệm.

+ Giá vé đi đò, thuyền Chùa Hương (tuyến lễ hội chính): 50.000 VND/vé/khách, giá vé đi đồ các tuyến phụ: 35.000 VND/vé/khách.

+ Vé cáp treo chùa Hương khứ hồi cho người lớn và trẻ em chiều cao từ 1,1m: 180.000 VND/khứ hồi; giá vé cho trẻ em: 120.000 VND/Khứ Hồi.

+ Vé cáp treo chùa Hương 1 chiều cho người lớn và trẻ em chiều cao từ 1,1m: 120.000 VND/lượt; giá vé cho trẻ em: 50.000 VND/lượt.

Các điểm tham quan đẹp và nổi tiếng ở Chùa Hương

Để khám phá hết các điểm du lịch ở Chùa Hương bạn phải mất tới 3 ngày, còn nếu chỉ đi trong ngày bạn chỉ nên đi tuyến Hương Tích đây là tuyến có những ngôi chùa chính là linh thiêng nhất.

Tuyến Hương Tích bạn có thể bắt đâu từ Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.

Tuyến này bạn bắt đầu di chuyển từ bến Đục nơi đây được coi là cửa ngõ để đến với Chùa Hương. Du khách từ bến Đục đến với suối Yến từ con suối này du khách như hòa mình vào dòng suối trong xanh mát lành cùng với dòng người tấp nập đến hành hương lễ phật.

Các điểm tham quan đẹp và nổi tiếng ở Chùa Hương
Các điểm tham quan đẹp và nổi tiếng ở Chùa Hương

Điểm đến đầu tiên du khách đến với đền Trình  (Ngũ Nhạc Linh Từ) tại đây du khách dừng chân làm lễ trình diện với các vị sơn thần. Sau khi hạ lễ du khách tiếp tục lên thuyền qua hang Bà, cầu Hội, và đến chùa Thiên Trù.

Từ chùa Thiên Trù rẽ phải theo một con đường nhỏ ven sườn núi lối đi vào chùa Trong là chùa Tiên Sơn. Trong chùa có 5 pho tượng đá trắng là 5 người trong gia đình bà chúa Ba, là Phật Bà, bố, mẹ, chị Cả, chị Hai.

Vẫn trên đường vào chùa Trong rẽ trái là chùa Giải Oan ở lưng chừng núi Long Tuyền thờ Bồ Tát Quan Thế Âm. Bên trong chùa Giải Oan có giếng Thanh Trì trong vắt quanh năm không bao giờ cạn, nơi đây chính là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát tắm sạch bụi trần trước khi bước vào cõi Phật.

Các Chùa Giải Oan khoảng 2,5km chính là Động Hương Tích đây là hang động đẹp nổi tiếng được chúa Trịnh Sâm tự tay viết lên cửa động 5 chữ “Nam Thiên đệ nhất đông” (Ðộng đẹp nhất trời Nam). Đường lên động rất dốc và quanh co, lúc lên, lúc xuống, tới giữa cửa động du khách sẽ thấy một nhũ đá cao mọi người thường gọi đó là “đụn Gạo”. Đi sâu vào trong động sẽ thấy một pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh được tạc vào thời Tây Sơn và hàng ngàn những nhũ đá với hình dáng kỳ lạ: như Bầu Sữa Mẹ, Núi Cậu, Núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc…

Hy vọng, qua bài viết bạn đã biết được tại sao đi Chùa Hương phải đi 3 năm liên và những kinh nghiệm khi đi du lịch Chùa Hương để bạn có được chuyến đi trọn vẹn nhất.

Rate this post