Chùa Bà Châu Đốc – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng sở hữu lối kiến trúc độc đáo cùng với nhiều truyền thuyết huyền bí, thu hút hàng triệu du khách bốn phương đến viếng thăm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm viếng chùa Bà Châu Đốc những điều nên và không nên. Mời quý bạn đọc tham khảo!

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu về chùa Bà Châu Đốc

chua-ba-chau-doc
Giới thiệu về chùa Bà Châu Đốc

Tọa lạc ngay dưới chân núi Sam thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngôi chùa Bà Châu Đốc là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.

Kiến trúc chùa Bà Châu Đốc

Chùa Bà Châu Đốc núi Sam không chỉ được biết đến vì sự nổi tiếng linh thiêng, mà kiến trúc nơi đây cũng rất ấn tượng bởi sự độc đáo và đẹp mắt. Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế. Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Ngày trước thì Chùa Bà Châu Đốc chỉ được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, tựa lưng vào vách núi, mặt chính diện hướng ra đồng ruộng. Đến năm 1870 thì dân làng đã góp công sức xây dựng lại ngôi chùa bằng loại gạch hồ ô dước. Đến năm 1972 – 1976 thì 2 kiến trúc sư là Nguyễn Bá Lăng và Huỳnh Kim Mảng đã có một cuộc tái thiết lớn cho chùa Bà để ngôi chùa có hình dáng như ngày nay.

Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.

Độ tinh tế của kiến trúc còn được thể hiện qua các cánh cửa của Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như lúc ban đầu.

Tượng Bà Chúa

Tượng Bà được đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Đọc thêm: chùa Hà cầu duyên

Thời điểm nên đi hành hương chùa Bà Châu Đốc

chua-ba-chau-doc
Thời điểm nên đi hành hương chùa Bà Châu Đốc

Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, chùa Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng. Bởi đây chính là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ( 24-27.4 âm lịch). Lễ hội chính thức diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó có ngày vía chính là ngày 25.

Nếu bạn không thích không khí đông đúc, náo nhiệt, nên tránh đi vào thời điểm diễn ra các lễ hội tín ngưỡng hoặc những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết. Tốt nhất nên đi cúng lễ ở chùa Bà Châu Đốc vào những ngày đầu tuần và giữa tuần, bạn sẽ có thể ngắm cảnh đẹp xung quanh, hơn nữa giá cả vào những ngày này cũng mềm hơn so với những ngày lễ, dịp đặc biệt.

Hành trang cần chuẩn bị khi đi chùa Bà

Tùy theo điều kiện và thành tâm của mỗi người mà việc chuẩn bị đồ cúng lễ là khác nhau. Khi đến đây cúng bái, mọi người thường chuẩn bị một bó hoa tươi, đĩa hoa quả, quả cau, lá trầu, nến cốc thắp hương, một ít gạo và muối hoặc một đĩa đồ mặn như gà luộc, khoanh giò, thịt lợn luộc,… Những gia đình có điều kiện hơn có thể chuẩn bị heo quay nguyên con để cúng. Đối với các bạn ở xa, có thể mua bánh kẹo để thay thế.

Lưu ý khi đi du lịch chùa Bà Châu Đốc

-Tránh phô trương vàng mã: Đến chùa bạn theo Phật là hướng thiện, đốt một lúc đến vài chục cây nhang, thậm chí là một mớ tiền vàng và vô số bộ áo bà ba,… đây là điều tối kỵ mà mỗi du khách khi đến chùa Bà Châu Đốc cần biết tránh phạm phải để là một phật tử chân chính.

-Hỏi giá trước khi mua: Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bạn bè, người quen đã từng đi Châu Đốc để biết giá cả và những nơi bán quà đáng tin cậy. Bạn nên hỏi kỹ giá cả các mặt hàng trước khi mua và nhớ đừng mua bát hương của người khác.

-Không nên mua hay thuê heo quay gần chùa: Giá heo quay ở những nơi này sẽ đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài, đó là chưa kể heo đã được tích trữ lâu ngày, hoặc có khi tái sử dụng do đã có người mang vào trước đó. Do đó, nếu có thể, hãy mua thịt heo quay tại nhà mang đi hoặc chọn những địa chỉ bán uy tín để tránh bị hét giá quá cao.

Xem thêm: chùa Ba Vàng

Trên đây là thông tin về chùa Bà Châu Đốc mà chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích, giúp có một chuyến đi suôn sẻ đến với ngôi chùa linh thiêng này!

Rate this post