Quần thể Chùa Hương các trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65km thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức. Chùa Hương là nơi được rất nhiều du khách thập phương, bài viết dưới đây cùng nhau tìm hiểu chi tiết về quần thể Chùa Hương.

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu quần thể Chùa Hương

Lịch sử phát triển của Chùa Hương

Quần thể Chùa Hương gồm 18 đền và các hang động nằm thuộc thôn Yên Mỹ, Đục Khê, Hội Xá Và Phú Yên thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Chùa được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 17, cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm chùa Ngoài và chùa Trong.

Chùa Ngoài có tam quan được cất lên trên 3 khoảng sân rộng, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được xây ở sân thứ ba. Chùa trong nằm trong một hang động tự nhiên, khi đến thăm chùa Trong du khách có thể thấy ngay cửa hang động bốn chữ “Hương tích động môn”. Những bút tích lịch sử vẫn được lưu lại ở nơi đây qua 5 từ chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chúa Trịnh Sâm khắc tên từ năm 1770.

Lịch sử phát triển của Chùa Hương
Lịch sử phát triển của Chùa Hương

Xem thêm:

Chùa Hương có suối Yến quanh năm nước trong xanh, cỏ cây tươi tốt thu hút khách tham quan đến từ thập phương. Mỗi khu vực đền chùa trong quần thể này sẽ có những tín ngưỡng thờ cúng khác nhau:

  • Động Hương Tích thờ tượng Phật Bà Quan Âm được chạm khắc ở thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
  • Đền Trình thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã góp công đánh giặc ngoại xâm và phò tá vua Hùng Vương thứ VI.
  • Đền Cửa Võng thờ bà Chúa rừng hay còn gọi là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
  • Chùa Thiên Trù (chùa Trò) là nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ các tài liệu kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập.
  • Các công trình khác như Chùa Bắc Đài, đình Quân, chùa Cả, chùa Tuyết Sơn thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Những điểm du lịch hấp dẫn ở Chùa Hương

Bến Đục Chùa Hương

Khi du khách đến tham quan Chùa Hương di chuyển theo dòng sông Đáy đến bến Đục nơi con suối Hương Tích hòa vào dòng sông lớn. Du khách được ngồi trên thuyền trải chiếu hoa, nhâm nhi chén rượu mơ, nghe hát chầu văn… Ngoài ra du khách có thể đi bộ qua bến Đục vào chùa Trình rồi mới xuống thuyền đi tiếp tới điểm tiếp theo là suối Yến.

Suối Yến Chùa Hương

Đến với Chùa Hương chắc hẳn bạn sẽ không thể quên suối Yến, nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp, dòng suối trong vắt êm ả đọng vài giọt nắng vàng kiến khung cảnh suối Yến thật tĩnh lặng và nên thơ. Thời điểm tháng 10 – 11 suối Yến còn thu hút du khách với những bông hoa súng đỏ rực cả dòng suối khi khách đi thuyền suối Yến trong khoảng từ 6-9 giờ sáng. Du khách tới đây có thể tận hưởng không khí trong lành, tươi mát và chụp ảnh kỷ niệm.

Suối Yến Chùa Hương
Suối Yến Chùa Hương

Đền Trình Chùa Hương

Nằm cách bến Đục khoảng 300m đền Trình là điểm dừng chân đầu tiên khi khách đến tham quan Chùa Hương, đền được xây dưới chân Ngũ Nhạc là một nơi đền cổ nằm bên dòng sông Yến gồm: 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam. Nơi đây thờ tướng Tư Mã người có công giúp vua hùng bảo vệ dân tộc khỏi giặc ngoại xâm.

Động Hương Tích

Động Hương Tích là điểm đến chính của các du khách khi đến thăm Chùa Hương bởi đây có Chùa Trong, nhìn từ xa hang động có hình dáng  giống như con rồng đang mở miệng. Cửa hang động còn khắc dòng chữ cổ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, có từ năm 1770, được dịch là “Động Cực Nhất của Nam Giới”.

Động Hương Tích còn có nhiều nhũ đá và măng đá tự nhiên sau nhiều năm các nhũ đá trở nên nhẵn nhụi bởi các du khách đến đây tham quan thường xoa tay vào vì tin rằng làm như vậy những điều may mắn và phép màu sẽ đến với họ.

Hy vọng rằng, với bài viết chia sẻ  về quần thể chùa Hương này đã cung cấp những thông tin hữu ích và những vẻ đẹp huyền bí hoang sơ và những yếu tố tâm linh đặc sắc.

Rate this post