Chùa Hương là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Hà Nội, thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch và lễ bái hàng năm. Dưới đây là một số hình ảnh Chùa Hương chúng tôi muốn giới thiệu đến du khách để nếu có dịp du khách sẽ đến thăm và cảm nhận sự tuyệt vời của cảnh vật nơi đây.

Tóm tắt nội dung

Hình ảnh Chùa Hương

Hình ảnh bến Đục Chùa Hương

Bến Đục là dòng suối nhỏ bắt nguồn từ chân núi Hương Tích chảy qua làng Độc Khê, sau đó do ngôn ngữ của người dân nơi đây nên cái tân Độc Khê mọi người lại đọc thành Đục Khê. Du khách đến với Chùa Hương có thể đi bằng 2 cách có thể đi bằng thuyền hoặc đi bộ qua bến Đục tới chùa Trình rồi mới xuống thuyền tại bến Yến.

Hình ảnh bến Đục Chùa Hương
Hình ảnh bến Đục Chùa Hương
Hình ảnh bến Đục Chùa Hương
Hình ảnh bến Đục Chùa Hương

Xem thêm:

Hình ảnh suối Yến Chùa Hương

Cái tên suối Yến theo người xưa kể lại rằng, trong những ngày hội xuân những bầy chim Yến bay về tổ nên tên bến Yến cũng bắt đầu từ đó. Trên thuyền từ dòng suối Yến du khách có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh mơn mởn, những ngọn núi đá vôi sừng sững dài đến tận chân núi. Ngoài ra bạn còn dễ dàng nhìn thấy bên trái là núi Phượng Hoàng và núi Đôi Chèo có hình dạng giống một con rồng. Phía bên phải là núi đền Trình là điểm du khách thường dừng chân để thắp hương cầu nguyện.

Hình ảnh suối Yến Chùa Hương
Hình ảnh suối Yến Chùa Hương
Hình ảnh suối Yến Chùa hương
Hình ảnh suối Yến Chùa hương

Hình ảnh đền Trình

Đền Trình hay còn gọi là Ngũ Nhạc là ngôi đền nằm ngay bên dòng suối Yến, đền này thờ các vị sơn quân canh núi rừng, giữ cửa chùa là nơi đầu tiên mà du khách dừng chân để thắp hương cầu nguyện.

Hình ảnh đền Trình
Hình ảnh đền Trình
Hình ảnh đền Trình
Hình ảnh đền Trình

Hình ảnh Động Hương Tích

Nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển đây là nơi trung tâm thắng cảnh của Chùa Hương. Đây là điểm đến tâm linh của các phất tử và du khách gần xa đến hành hương lễ Phật. Từ trên động bạn có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cảnh vật núi rừng trong xanh, yên bình.

Hình ảnh Động Hương Tích
Hình ảnh Động Hương Tích
Hình ảnh Động Hương Tích
Hình ảnh Động Hương Tích

Trong động còn có núi Cô núi Cậu và cả những tảng thạch nhũ được ví như bầu sữa mẹ nhỏ từng giọt  để chăm đàn con thơ. Các du khách có thể hứng lấy những giọt nước này để lấy mắn, nếu những ai đến Chùa Hương mà chưa vào động Hương Tích thì coi như chưa được đến Chùa Hương.

Hình ảnh đền Vân Song

Đền Vân Song còn có tên gọi khác là đền Cửa Võng là một ngôi miếu nhỏ được xây dựng do dân làng Yến Vỹ. Đền này thờ bà Chúa Rừng có hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu”.

Hình ảnh đền Vân Song
Hình ảnh đền Vân Song
Hình ảnh đền Vân Song
Hình ảnh đền Vân Song

Hình ảnh Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan còn được gọi là giếng Long Tuyền có nước trong vắt, phía trước Chùa có suối chín nguồn được gọi là Suối Giải Oan. Các phật tử đến đây nếu ai có oan khuất gì không thể chia sẻ cùng ai thì có thể đến đây để trải lòng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản hơn.

Hình ảnh Chùa Giải Oan
Hình ảnh Chùa Giải Oan

Hình ảnh Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù còn được gọi là chùa Ngoài hay chùa Trò được xây dựng từ đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) nằm ở trên núi Lão. Chùa có khuân viên rất rộng lớn kết hợp với các di tích và kiến trúc đẹp, đây là điểm tâm linh thu hú rất nhiều khách du lịch hàng năm.

Hình ảnh Chùa Thiên Trù
Hình ảnh Chùa Thiên Trù
Hình ảnh Chùa Thiên Trù
Hình ảnh Chùa Thiên Trù

Một số lưu ý cho du khách khi tham quan Chùa Hương

Bạn nên chọn trang phục kín đáo, gọn gàng khi bước vào cửa Phật. Không nên đi giày cao gót, mặc váy vì phải leo núi và đi bộ đường dài. Bạn nên đi giày bệt, giày thể thao, dép thấp đế. Bạn nhớ cẩn thận tư trang trong những dịp cuối tuần hoặc mùa lễ hội. Tránh tạo điều kiện cho kẻ gian lợi dụng trộm cắp. Và bạn nhớ giữ gìn vệ sinh chung để có một môi trường  thêm sạch, đẹp hơn.

Trên đây là những hình ảnh Chùa Hương chúng tôi muốn gửi tới du khách đang có mong muốn đến tham quan nơi đây. Đây chắc chắn là điểm đến tham quan và vãn cảnh chùa rất ý nghĩa.

Rate this post