Lễ hội Chùa Hương một trong những lễ hội đặc sắc không thể bỏ qua khi du lịch miền Bắc. Đây là nơi nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách thập phương và dân bản địa. Cùng tìm hiểu những thông tin đầy đủ nhất về lễ hội Chùa Hương qua bài viết dưới đây.

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu về lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương là lễ hội lớn ở Việt Nam được tổ chức hàng năm thu hút các phật tử tứ phương về tham dự. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là một khu danh thắng bao gồm các quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đình, đền thờ thần… Trung tâm của quần thể này là Chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương

Xem thêm: Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm

Lễ hội Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. Truyền thuyết kể lại rằng trước kia công chúa  Diệu Thiện (còn gọi là Chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm). Chúa ba đã đến núi Hương Sơn tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành phật đi cứu hộ chúng sinh, ngày này chúng ta gọi đó là ngày Phật Đản 19 tháng 2 âm lịch.

Vào tháng 3 năm 1770 Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Từ đó hàng năm cứ mỗi dịp xuân đến, các du khách thập phương đến với lễ hội ngày càng đông vui hơn, đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8 lễ hội Chùa Hương mới chính thức được tổ chức quy củ có nghi thức riêng.

Lễ hội Chùa Hương không chỉ là lễ hội du xuân mà còn có ý nghĩa rất lớn ghi đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của Việt Nam bao gồm:  Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên của trời xuân, du khách đến với Chùa Hương không chỉ là hướng đến những bậc siêu nhiên mà còn để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với tình yêu quê hương đất nước.

Các nghi thức trong lễ hội Chùa Hương

Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng giêng với nghi lễ khai sơn, nghi lễ này với hàm ý là mở cửa Chùa. Trước ngày mở hội một ngày tất cả các đền chùa đình,miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương

Trong suốt lễ hội tại Chùa Hương luôn có lễ dâng hương gồm có: hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Ngoài phần lễ khi du khách đến tham quan Chùa Hương du khách còn được hòa mình vào những văn hóa lễ hội nơi đây, các văn hóa dân tộc nơi đây như: bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn trên suối Yến…

Lễ hội Chùa Hương tuy đơn giản nhưng chứa đựng những giá trị truyền thống của đất nước, nơi chốn chùa linh thiêng, là điểm đến một nét đẹp đoàn kết của dân tộc.

Những lưu ý khi tham quan Chùa Hương

Giá vé tham quan thắng cảnh: Khoảng 80.000đ/người  bao gồm vé vào chùa Hương áp dụng cho du khách tham quan 21 địa điểm di tích tại chùa.

Vé đò: Khoảng 50.000đ/người vé khứ hồi áp dụng cho tuyến tham quan Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích. Riêng đối với tuyến Tuyết Sơn, Long Vân thì giá vé đò, thuyền là khoảng 35.000đ/người.

Vé cáp treo đến Chùa Hương (khứ hồi): Khoảng 180.000đ/người cho giá vé người lớn và 120.000đ/người đối với vé trẻ em.

Vé cáp treo một chiều: Khoảng 120.000đ/người cho giá vé người lớn và 90.000đ/người đối với vé trẻ em.

Một số điểm đến tham quan Chùa Hương bạn nên đi như:

Tuyến Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – động Hương Tích và cuối cùng là chùa Hinh Bồng.

Tuyến Thanh Sơn – Hương đài có lộ trình: Chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Vân Động Long Vân – chùa Cây Khế

Tuyến Tuyết Sơn với lộ trình từ đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long và điểm đến cuối cùng là chùa Cá.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về lễ hội Chùa Hương, hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin cần thiết để chuẩn bị cho chuyến tham quan Chùa Hương sắp tới.

Rate this post