Từ lâu, chùa Yên Tử đã trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng linh thiêng với phong cảnh núi rừng hùng vĩ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về địa danh du lịch này.

Tóm tắt nội dung

Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử nằm trong nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, tọa lạc trên ngọn Yên Tử, thuộc xã xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ đây cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 55km và cách trung tâm Hà Nội khoảng 140km.

Chùa Yên Tử là một khu di tích bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tâу của núi Yên Tử. Ngọn núi này còn có tên gọi là Yên Tử Sơn hay Bạch Vân Sơn, với độ cao 1068m so với mực nước biển. Núi quanh năm bao phủ bởi làn mây trắng bồng bềnh tạo nên khung cảnh huyền bí vô cùng cuốn hút. Nơi đây được Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (một dòng Phật giáo đặc trưng ở Việt Nam).

chùa Yên TửNhững điều cần biết khi tham quan chùa Yên Tử

Xem thêm: Nét đẹp chùa A Di Đà thành phố Bảo Lộc

Chùa Yên Tử thờ ai?

Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Theo sử sách ghi lại, sau khi truyền ngôi cho con trai, Phật Hoàng Nhân Tông đã chọn Yên Tử là nơi để tu hành và giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe. 

Sau thời gian tu hành tại đây, người đã sáng tạo và xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Ngoài Phật Hoàng Nhân Tông còn có thêm hai môn đệ là thiền sư Huyền Quang và Pháp Loa cũng đóng góp vào việc sáng lập ra thiền phái này.

Trên đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau nhưng mỗi năm du khách hành hương tới đây đều tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem đến phước lành cho dân chúng. Hàng năm, khi đến lễ hội chùa Yên Tử, dân chúng đến từ mọi miền sẽ tưởng niệm về Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.

Chùa Yên Tử bao nhiêu bậc thang?

Chùa Yên Tử được xây dựng ngaу trên đỉnh núi nên được coi là ngôi chùa cao nhất ở phía Bắc nước ta. Quãng đường từ chân núi lên đỉnh núi (chùa Đồng) dài khoảng 6000m. Hiện tại chưa có thống kê chính xác chùa Yên tử có bao nhiêu bậc thang, với một quãng đường khá dài khoảng 6km thì số lượng bậc thang sẽ khá nhiều. Du khách muốn lên trên chùa tham quan có thể đi bằng cáp treo hoặc đi bộ qua hàng ngàn bậc đá, đi đường rừng núi…

Bao quanh ngọn núi Yên Tử là cảnh đẹp kì vĩ như thác Ngự Dội, thác Vàng, cổng trời, rừng trúc… Xen kẽ là các ngôi chùa, am, tháp cổ kính, gắn liền với những điển tích xa xưa về sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm.

Không chỉ có phong cảnh đẹp, chùa Yên Tử còn có hệ thống các ngôi chùa mang đậm kiến trúc Phật giáo. Nổi bật là cổng tam quan hai tầng tám mái và được xây dựng đứng uy nghi. Phần mái chùa được lợp từ những tấm ngói vảy uốn cong, có hình giống đầu đao hưởng thẳng lên trời.

Đặc biệt, hầu hết tất cả các cột trong chùa đều làm từ gỗ lim có giá trị theo thời gian và rất chắc chắn. Các gian chùa đều được thiết kế tinh tế, thoáng mát để phù hợp với thời tiết ở đây. Bên trong thì được trang trí sơn son thiếp vàng lộng lẫy, các bức tượng Phật, bức khảm, án thờ, cửa cánh võng được chạm khắc nguy nga, sinh động. 

chùa Yên TửNhững điều cần biết khi tham quan chùa Yên Tử

Xem thêm: Chùa 1 cột được xây dựng vào thời nào? Ngôi chùa được đặt tại đâu?

Nên du lịch chùa Yên Tử Quảng Ninh mùa nào?

Chùa Yên Tử luôn mở cửa quanh năm để đón du khách thập phương tìm về tham quan và cúng bái. Thực tế, du khách có 2 khoảng thời gian để lựa chọn du lịch chùa Yên Tử như sau:

  • Tháng giêng – tháng 3 âm lịch: Đây là khoảng thời gian chùa Yên Tử diễn ra nhiều hoạt động du xuân cũng như lễ hội. Những hoạt động đặc sắc và mang đậm tính cổ truyền như Lễ dân hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Lễ khai ấn “Dấu thiêng Chùa Đồng”…Tuy nhiên, thời điểm này sẽ có rất nhiều du khách thập phương đổ về nên xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn. Nếu bạn thích đến chỗ đông người và tham gia những hoạt động thú vị thì có thể đến chùa Yên Tử vào thời gian này
  • Sau tháng 3 âm lịch: Nếu bạn muốn tận hưởng không gian an yên ở chùa Yên Tử thì tốt nhất hãy chọn thời điểm sau tháng 3 âm lịch. Lúc này du khách đến chùa thưa thớt nên sẽ dễ dàng di chuyển hơn.

Những vấn đề cần lưu ý khi tham quan chùa Yên Tử

Để có chuyến du lịch chùa Yên Tử được trọn vẹn nhất, bạn hãy chú ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn có định leo núi Yên Tử thì điều đầu tiên cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt và trang bị một đôi giày thoải mái,  trống trơn trượt càng tốt. 
  • Nếu đến chùa Yên Tử vào mùa hè, bạn hãy nhớ mang theo áo khoác mỏng nhẹ, vì càng lên cao, nhiệt độ càng thấp. Vào mùa đông, bạn lại càng phải mặc đủ ấm với áo khoác dày, mũ, khăn, gang tay.
  • Bạn nên theo dõi thời tiết để tránh những ngày mưa bão, đường trơn trượt và lên kế hoạch chi tiết phù hợp với thời gian của chuyến đi.
  • Mang thêm nước và khăn lau khi leo núi Yên Tử. Bên cạnh đó, bạn cũng mang theo hoặc mua ở chân núi một cây gậy để hỗ trợ trong quá trình leo núi.
  • Không nên mua đồ dọc đường vì giá thường rất đắt và đôi khi có thể gặp phải lừa đảo. Hãy xem kỹ lưỡng và hỏi giá trước khi muốn mua một món đồ nào đó.
  • Túi xách hoặc balo nên nhỏ gọn và được khóa an toàn, tốt nhất không nên mang theo nhiều đồ giá trị vì trên đường lên chùa đông, rất dễ gặp phải móc túi. Nhất là trong những dịp lễ hội, đông người chính là thời cơ để một số đối tượng móc túi lộng hành. Do đó, trong quá trình hành hương lên chùa, bạn cần phải giữ gìn tư trang cẩn thận.
  • Đối với gia đình có người già và trẻ em thì nên sử dụng cáp treo 2 chiều lên xuống để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm thời gian. Nếu có ý định ở lại qua đêm, bạn cần phải đặt phòng khách sạn trước.
  • Với những bạn có ý định đi phượt bằng xe máy, hãy kiểm tra tất cả các bộ phận và đảm bảo có một chiếc xe máy tốt nhất để tránh trường hợp bất trắc.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chùa Yên Tử để có chuyến tham quan trọn vẹn nhất.

 

Rate this post