Chùa Vạn Phước được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại tỉnh Bến Tre. Thời gian gần đây, ngôi chùa bề thế với kiến trúc đẹp mắt này đã thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và chiêm bái.

Tóm tắt nội dung

Lịch sử ra đời chùa Vạn Phước Bến Tre

Chùa Vạn Phước nằm ở địa chỉ ấp Bình Chiến, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Ngôi chùa tọa lạc trên một khu đất rộng 12 ha, đây được xem là ngôi chùa có diện tích lớn nhất ở Bến Tre. 

Chùa Vạn Phước khởi công xây dựng vào năm 2000 với kinh phí từ tất cả các Phật tử quyên góp. Chùa được xây dựng trên địa hình cực kỳ khó khăn, mặt bằng trước đây là bãi đất hoang, cỏ dại mọc um tùm, đất chất đống và ngập mặn.

Năm 2005, Đại đức Thích Phước Chí lúc bấy giờ là tu sĩ về đây lập một ngôi tịnh xá nhỏ để tu hành. Dần dần, Phật tử khắp nơi đã cúng dường và xây dựng ngôi chùa trên diện tích đất rộng 12ha. Với tấm lòng bao dung, thiện tâm và hướng Phật, Ngài trụ trì đã cưu mang 40 người bệnh tật, tâm thần, không nơi nương tựa.

 Vào năm 2008, được Giáo hội phật giáo Việt Nam công nhận là Chùa và đã trở thành điểm đến hành hương của du khách khắp mọi miền đất nước. Vào ngày 3/9/2009, chùa cho khởi công xây dựng tượng Đức Phật Di Lặc với chiều cao hơn 12m. 

Đến nay, chùa Vạn Phước tiếp tục được tu sửa và xây dựng thêm các công trình tượng, các khu nhà chức năng và mở rộng quy mô ngày càng khang trang, đón thêm nhiều du khách thập phương, tăng ni, phật tử về hành hương mỗi năm. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa có sắc vàng rực rỡ, nổi bật cả một vùng đồng bằng duyên hải Bình Đại.

chùa Vạn PhướcKhám phá kiến trúc độc đáo của chùa Vạn Phước Bến Tre

Xem thêm: Nét đẹp chùa A Di Đà thành phố Bảo Lộc

Khám phá kiến trúc của chùa Vạn Phước

Tổng quan kiến trúc chùa Vạn Phước Bến Tre bao gồm cổng Tam quan với cặp rồng vàng hai bên tả hữu. Nằm giữa là khuôn viên chùa là bức tượng phật Di Lặc cao 12,45m. Bên trong chùa gồm khu chánh điện, khu vực tượng Bồ tát Quán Thế Âm và khu vực tượng Đức Phật Thích Ca ngồi dưới gốc bồ đề. Phần khu nhà chính gồm có bảng công đức, phòng khách, phòng làm việc, bàn thờ Tổ quốc với bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Ngôi chùa đã gây ấn tượng đầu tiên với du khách là một không gian rộng lớn, cổng chùa và phần sân bên trong thoáng đãng. Với thiết kế phối màu cực kỳ hiện đại pha lẫn cổ xưa. Trong đó, màu vàng Phật giáo vẫn được chọn làm tông màu chủ đạo.

Nhìn bao quát các công trình kiến trúc trong chùa đều được thiết kế hài hòa, mang tới không gian vô cùng cân xứng và đẹp mắt. Trong Chùa Vạn Phước có bức tượng phật Di Lặc cao 12,45m, nặng khoảng 99 tấn. Bức tượng Phật Di Lặc chính là điểm nhấn của ngôi chùa với nụ cười hiền dịu và mang tính thiện lành. Xung quanh còn được trang trí chín con rồng dũng mãnh như trực hầu. 

Gần chính điện bên ngoài có tượng Phật A Di Đà và tượng Phật Bổn Sư Thích Ca. Đặc biệt, trên các bức vách tường bao quanh đều được chạm khắc hình ảnh các vị La Hán thuộc hàng đại đệ tử xuất sắc của đức Phật. Bên phải chánh điện lớn là một chánh điện khác. Tại đây thờ Bồ Tát Nghìn Tay Nghìn Mắt và bên trên là tổ sư Đạt Ma. Xung quanh chính điện là những bức tranh mô tả lại cuộc đời của đức Phật. Không gian trong chính điện trang nghiêm, mang lại cảm giác yên tĩnh khiến bất cứ ai bước vào đều giữ được tâm tĩnh lặng, bình an. 

Phía sau khuôn viên chùa có một hồ trồng súng khá rộng, với độ sâu khoảng 1,5 m. Trong hồ được trồng nhiều loại sen và súng, khi đến mùa hoa nở hoa rất đẹp, dưới hồ nước có nuôi cá La Hán. Trong hồ có tượng hai vị bồ tát là Đại Thế Chí và Quan Thế Âm, đi sâu vào bên trong còn có tượng Phật A Di Đà. Khuôn viên chùa ngăn cách với bên ngoài bằng một con kênh tự nhiên ngăn cách giữa nơi ở và nơi thờ cúng các vị Phật, Thánh. Phía sau hồ nước còn có một dãy nhà mới xây, là nơi lưu trú cho các tăng ni hay Phật tử từ xa đến ở qua đêm. 

chùa Vạn PhướcKhám phá kiến trúc độc đáo của chùa Vạn Phước Bến Tre

Xem thêm: Những điều cần biết khi tham quan chùa Yên Tử

Cách di chuyển đến chùa Vạn Phước Bến Tre

Chùa Vạn Phước nằm tại ấp Bình Chiến, cách thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre khoảng 2km trên đường ra khu du lịch biển Thừa Đức. Cách di chuyển đơn giản nhất để đến chùa: Từ TP Hồ Chí Minh, bạn đi xe máy hoặc xe khách về huyện Bình Đại theo lộ trình rồi theo đường tỉnh 883 cách trung tâm thị trấn khoảng hơn 6 km là về đến chùa.

Thông thường, nếu xuất phát từ những tỉnh thành lân cận thì du khách sẽ đón xe khách đi Bến Tre trước, sau đó thuê xe máy hoặc bắt taxi đi tham quan chùa Vạn Phước. Mức giá cho một chuyến xe khách rất hợp lý, chỉ dao động từ 90.000 – 150.000 VNĐ, tùy vào loại hình ghế ngồi hay giường nằm mà bạn lựa chọn.

Những điều cần lưu ý khi đến chùa Vạn Phước

Khi đến thăm chùa Vạn Phước, cũng như nhiều khu tâm linh khác trên khắp Việt Nam, bạn cần lưu ý và nghiêm cấm những điều sau:

  • Khi đi lễ chùa cần ăn mặc giản dị và kín đáo. Không mặc quần áo cẩu thả diêm dúa, không mặc quần đùi, áo ngắn, hai dây, quần áo hở hang…
  • Không nói to hay cười đùa vô ý làm mất vẻ uy nghiêm của chùa.
  • Không dâng đồ mặn lên trang thờ Phật hoặc Tam bảo, điều này được coi là làm ô uế nơi đức Phật.
  • Nếu phát tâm công đức là tiền mặt thì nên bỏ vào hòm công đức và không nên bỏ tiền trên hoặc bên cạnh tượng phật.
  • Không tùy ý đụng chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa. Không nên tự ý mang đồ lễ từ chùa về nhà.
  • Khi vào chùa, tuyệt đối không được vào từ cổng chính. Sẽ có 2 lối vào phụ mà bạn có thể ra vào, tốt nhất là đi theo hướng bên phải.
  • Không dẫm đạp lên hoa cỏ, ngắt bẻ cây hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim hoặc chụp hình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chùa Vạn Phúc và lên kế hoạch tham quan ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng này.

Rate this post