Thuốc loratadine là thuốc gì? công dụng, liều dùng thuốc loratadine, trong lúc sử dụng thuốc loratadine có gây ra tác dụng phụ gì không,..Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy đọc và tham khảo bài viết để giải đáp cho câu hỏi của bản thân nhé.

Với bài viết: Tổng hợp những điều cần biết về thuốc loratadine, của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết được thuốc loratadine là thuốc gì? công dụng, liều dùng của thuốc loratadine ra sao,..hãy đọc và tìm hiểu nhé, nó sẽ rất có ích cho bạn đấy.

Tóm tắt nội dung

1. Thuốc loratadine là thuốc gì?

thuoc-loratadine-1

Thuốc Loratadine là thuốc gì?

Thuốc loratadine là 1 kháng histamin tricyelique mạnh, thuốc dùng để điều trị chảy nước mũi, ngứa, chảy nước mắt, các  dị khác, giảm ngứa khi phát ban, hắt hơi do nhiễm phải khí hậu trái thường ( nhất là những lúc thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường).

Thuốc loratadine có tên biệt dược là Allersil, CBcenlertin, Clarityne 10 mg.

Dạng bào chế của thuốc loratadine là : Viên nén, Siro, viên ngậm.

2. Tác dụng của thuốc loratadine

Thuốc Loratadine có tác dụng như thế nào? Thuốc Loratadine là 1 kháng histamin tricyelique mạnh, có tác dụng trong việc điều trị ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi do cảm mạo ( là sự thay đổi thất thường của thời tiết), chảy nước mũi, giảm ngứa do phát ban.

Đối với các triệu chứng nổi mề đay, ngăn chặn- điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng như số phản về thì thuốc Loratadine không thể ngăn ngừa. Vì vậy, nếu khi bác sĩ đã kê đơn epinephrine trong việc điều trị dị ứng. Bạn cần phải luôn chú ý mang theo dụng cụ để tiêm epinephrine bên mình. Lưu ý không sử dụng loratadin để thay thế điều trị dị ứng cho thuốc epinephrine.

3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Loratadine

Với thuốc Loratadine phải sử dụng như thế nào? bạn không nên tùy tiện sử dụng thuốc Loratadine nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu đang sử dụng thuốc Loratadine không kê toa, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng dụng thuốc được ghi trên bao bì. Nếu sử dụng thuốc theo đơn thuốc kê toa, cần làm theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Nếu có vấn đề gì khúc mắc, bạn cần phải liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn, hướng dẫn sử dụng.

Đối vởi trẻ em dưới 6 tuổi không được sử dụng loại thuốc này, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Với trẻ em dưới 2 tuổi không sử dụng viên nhai, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc Loratadine. Nếu cần sử dụng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Uống thuốc trước khi ăn, sử dụng uống hoặc nhai. Không sử dụng thuốc cùng với thức ăn . Thuốc thường sử dụng 1 lần/ 1 ngày or làm theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dược sĩ.

Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe sẽ có liều dùng khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì hoặc làm theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hay giảm liều lượng của thuốc.

4. Liều dùng của thuốc Loratadine

Dưới đây là những thông tin về liều dùng của thuốc Loratadine, những thông tin này không thể thay thế được những lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

thuoc-loratadine-3

Thuốc Loratadine sử dụng như thế nào?

4.1.  Liều dùng của thuốc Loratadine dành cho trẻ em.

  • Đối với liều dùng thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng:

Với trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Sử dụng 5 mg siro, uống 1 lần/ 1 ngày.

Với trẻ em > 6 tuổi, sử dụng 10 mg có thể là viên nén, viên nang, viên nén phân hủy. Cho trẻ uống 1 lần/1 ngày.

  • Đối với liều dùng thông thường để điều trị mày đay:

Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, sử dụng 5mg siro. Cho trẻ uống 1 lần/1 ngày.

Với trẻ em > 6 tuổi, sử dụng 10 mg dạng viên nén, viên nang, viên nén hòa tan. Cho trẻ uống 1 lần/ 1 ngày.

4.2. Liều dùng của thuốc Loratadine dành cho người lớn.

  • Đối với liều dùng thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng: Sử dụng 10 mg, uống 1 lần/1 ngày
  • Đối với liều dùng thông thường để điều trị mày đay: Sử dụng 10 mg, uống 1 lần/1 ngày.

5. Tác dụng phụ của thuốc Loratadine.

Khi uống thuốc Loratadine sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, khi sử dụng thuốc mà có những biểu hiện sau cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa đến bác sĩ, bệnh viện gần nhất để khám và chữa trị:

  • Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc như khó thời, nổi phát ban, sưng mặt, sưng môi, lưỡi, họng.
  • Nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh
  • Vàng da hoặc vàng mắt
  • Co giật ( động kinh)
  • Muốn ngất xỉu

Và có một số tác dụng phụ ít nguy hiểm hơn so với những tác dụng phụ trên:

  • Buồn ngủ, mệt mỏi
  • Tiêu chảy, đau bụng
  • Căng thẳng
  • Đau đầu
  • Đau họng, khô miệng
  • Giảm thị lực, mắt bị đỏ
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Da phát ban

Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ khác không được liệt kê trong danh sách tác dụng phụ trên. Vẫn có những tác dụng phụ khác, vì vậy nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc liên quan đến tác dụng phụ. Hãy liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn chi tiết.

6. Tương tác thuốc Loratadine

Với một số thuốc và một số loại thực phẩm sẽ gây ra tương tác với thuốc Loratadine. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Loratadine cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần nói với bác sĩ những thuốc mà bản thân đang sử dụng, kể cả thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng. Để tránh gây tương tác với thuốc Loratadine, có thể làm giảm tác dụng thuốc bạn uống hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bạn.
  • Desloratadine có tác dụng gần giống với loratadine .Vì vậy bạn không được sử dụng thuốc Desloratadine khi đang uống thuốc loratadine.
  • Hãy tham khảo với bác sĩ, dược sĩ những thực phẩm, nước uống không được sử dụng khi dùng thuốc loratadine.
  • Không được tùy ý sử dụng thuốc mà không có sử chỉ định của bác sĩ.
  • Tình trạng sức khỏe cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thuốc, nhất là các bệnh lý: Phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tim hoặc mạch máu, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tiểu đường tuýp 2,..

7. Những cảnh báo/ Cẩn trọng khi sử dụng thuốc loratadine.

Trước khi sử dụng thuốc loratadine, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Dị ứng bất kỳ thành phần nào của thuốc, bất kỳ loại thuốc nào khác bằng cách đọc danh sách các thành phần của thuốc trên nhãn mác.
  • Hãy nói với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, vitamin, thảo dược, để có sự điều chỉnh phù hợp.
  • Nếu bạn là người từng bị mắc bệnh hen suyễn, bệnh gan, bệnh thận cần nói với bác sĩ.
  • Tuyệt đối không được sử dụng loratadine khi bị phenylketone niệu .

8. Hướng dẫn bảo quản thuốc loratadine

thuoc-loratadine-2

Bảo quản thuốc Loratadine ở nhiệt độ phòng ( khoảng từ 15 đến 25 độ C)

Thuốc loratadine bảo quản như thế nào? Thuốc loratadine nên bảo quản trong phòng, nhiệt độ thích hợp khoảng 25 độ C. Tránh để thuốc những nơi ẩm thấp như phòng tắm, ngăn đá tủ lạnh.

Không để thuốc nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

9. Trong trường hợp khẩn cấp/uống quá liều thuốc loratadine

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc loratadine, xảy ra các trường hợp khẩn cấp/ uống quá liều cần gọi 115 – Trung tâm cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất.

Các triệu chứng khi uống quá liều như: Buồn ngủ, tim đập nhanh hoặc mạnh, đau đầu, cơ thể bất thường.

Trong trường hợp bạn quên uống 1 liều thuốc loratadine: Cần bổ sung càng sớm càng tốt, nếu liều bổ sung sát với liều thuốc thứ 2 bạn uống. Bạn hãy bỏ qua và chỉ uống liều thứ 2, không được uống gộp 2 liều cùng một lúc.

10. Thuốc loratadine có giá bán như thế nào?

Hiện nay, thuốc Loratadine được bày bán nhiều trên các hiệu thuốc. Với loại thuốc Loratadine 10mg có giá 12.000 vnđ/1 hộp. Một hộp có 2 vỉ, 1 vỉ có 10 viên.

Trước khi mua thuốc loratadine bạn cần tìm hiểu các thông tin:

  • Công ty sản xuất;
  • Lô sản xuất;
  • Địa chỉ sản xuất;
  • Thời gian, hạn sử dụng;
  • Thành phần của thuốc;
  • Xuất xứ;

Trên đây là tổng hợp những thông tin về thuốc loratadine mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mà không đưa ra các lời khuyên hay đưa ra các biện pháp chữa trị. Mong rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Ban tuyển sinh – Xét tuyển Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp.

5/5 - (6 bình chọn)