Giáo dục đại học: Nên xã hội hoá hay không?
Trong những năm gần đây, việc xã hội hoá giáo dục ngày càng được đẩy mạnh. Các trường dân lập, tư thục được mở ra càng nhiều. Đặc biệt, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục từ nước ngoài đổ vào Việt Nam cũng đang tăng lên theo từng năm.
Điều này không chỉ thúc đẩy nên giáo dục Việt Nam có điều kiện cải thiện môi trường, cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giáo viên. Nhưng thực sự hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong cách quản lý, cấp phép cho các cơ sở đào tạo.
Trường tư mọc lên như nấm sau mưa
Với một đất nước trọng học hành khoa cử như Việt Nam, đầu tư cho con cái học tập luôn là nhu cầu thiết yếu với mỗi gia đình. Nó cũng như nhu cầu ăn mặc vậy. Con người có thể thiếu thốn nhiều thứ nhưng cái ăn, cái mặc thì bất kể thời nào cũng đều phải có. Kể từ khi có chủ trương xã hội hoá giáo dục, đặc biệt trong giáo dục đại học, thì số lượng trường dân lập, tư thục được cấp phép ngày càng nhiều. Hiện nay số trường được các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư đã chiếm tới 30% tổng số trường đại học ở Việt Nam.
Trường tư tại Việt Nam mở ra rất nhiều
Tuy số lượng nhiều nhưng thực sự chất lượng của các trường cũng là nỗi băn khoăn lo lắng của nhiều phụ huynh. Khá nhiều trường mở ra, quảng cáo rầm rộ đã thu hút được không ít học sinh theo học. Mặc dù vậy, chương trình đào tạo cũng như đội ngũ giáo viên thiếu hụt, cơ sở vật chất yếu kém đã dẫn đến nhiều hệ luỵ. Có một số trường không được Bộ cho phép cấp bằng vì không đảm bảo được chất lượng đầu ra. Thậm chí nhiều trường còn bị thu hồi giấy phép hoạt động.
Đứng trước thực trạng đó, vai trò quản lý, giám sát của Bộ Giáo dục & Đào tạo đang được đặt ra rõ nét hơn bao giờ hết. Cần có yêu cầu kiểm duyệt khắt khe hơn khi cấp phép cho các trường tư.
Trường đại học có 100% vốn nước ngoài
Có thể nói sự xuất hiện các trường đại học được đầu tư 100% vốn từ nước ngoài đã tạo ra cú hích lớn với nền giáo dục đại học Việt Nam. Không chỉ giúp các học sinh tiếp cận được với môi trường đào tạo quốc tế mà với các chứng chỉ, bằng cấp được đào tạo sinh viên ra trường có thể làm việc trong môi trường đa quốc gia với nền tảng ngoại ngữ vững chắc – điều mà từ trước tới nay vốn là điểm yếu của sinh viên Việt Nam.
Xuất hiện các trường đại học được đầu tư 100% vốn từ nước ngoài
Hiện tại có rất nhiều quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam như Úc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ. Với phương pháp đào tạo hiện đại, giáo trình liên tục cập nhật các tin tức mới nhất, hệ thống quản trị và vận hành tiên tiến. Đây thực sự sẽ là thách thức lớn với các trường đại học công lập của Việt Nam.
Rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã được đưa vào như dạy và học online giúp sinh viên có thể học bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào chỉ cần có kết nối internet, học bằng giáo trình quốc tế, chú trọng nâng cao kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm… Tất cả đều thúc đẩy và đào tạo ra một thế hệ sinh viên năng động làm chủ cuộc chơi trong thời đại thế giới phẳng và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cơ hội để các trường đại học Việt Nam chuyển mình
Với sự cạnh tranh gay gắt từ các trường tư, đặc biệt là hệ thống trường quốc tế. Các trường đại học công lập nếu không có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, giáo trình đào tạo thì sẽ ngày càng tụt hậu và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Đây chính là cơ hội để các trường học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy. Khi thực sự thay đổi thì các trường công lập hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các trường có yếu tố nước ngoài.