Khởi nghiệp giáo dục: Nhiều doanh nhân trẻ thành triệu phú
Vài năm trở lại đây, “khởi nghiệp” là một từ khoá hot trên mạng xã hội và trong cộng đồng kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt với thông điệp của Thủ tướng mong muốn xây dựng một “chính phủ kiến tạo” thì “nhu cầu” khởi nghiệp ngày càng tăng cao.
Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục là một lĩnh vực được xã hội rất quan tâm. Với một đất nước có nền khoa bảng trải qua ngàn năm như Việt Nam, thì đầu tư cho con người chính là một nhu cầu thiết yếu, quan trọng như không khí, nước uống vậy.
Có gì hấp dẫn khới nghiệp từ giáo dục?
Trung tâm ngoại ngữ: Mô hình cũ nhưng cách làm mới
Trước đây hầu hết các trung tâm ngoại ngữ lớn đều mời giảng viên từ các trường đại học chuyên về đào tạo ngoại ngữ như Đại học Hà Nội đến giảng dạy. Cách dạy và học thông thường vẫn là thầy cô giảng, trò nghe. Hoạt động trao đổi, giao tiếp giữa thày và trò vẫn rất ít. Những lớp giao tiếp thì tình hình có khả quan hơn một chút khi thầy cô đưa ra tình huống và học sinh trả lời các câu hỏi. Cách làm này gặp nhiều bất cập khi môi trường để học sinh phát triển kỹ năng nghe nói vẫn chưa rõ ràng.
Một số trung tâm khác hiện đại hơn thì mời những người nước ngoài sống tại Việt Nam đến dạy. Điều này có một điểm lợi là học sinh được trực tiếp nghe và nói chuyện với người nước ngoài. Do đó học sinh cũng tiếp thu được cách phát âm bản địa . Tuy nhiên với những học sinh chưa có nền tảng thì việc theo học cũng khá khó khăn. Chưa kể người nước ngoài cũng không nắm rõ văn hoá Việt Nam nên xảy ra nhiều bất cập trong việc dạy và học.
Trong thời đại cách mạng 4.0 hiện nay, đã có nhiều trung tâm áp dụng các phương pháp giảng dạy mới. Không chỉ tăng khả năng giao tiếp giữa thày trò, tạo môi trường liên tục cọ xát, trao đổi nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh, sinh viên. Việc học tập cũng được online hoá, giúp cho học viên có thể học mọi lúc mọi nơi. Cơ sở vật chất được đầu tư bài bản, các phương tiện nghe nhìn hiện đại được ứng dụng triệt để.
Trung tâm tiếng anh Ms Hoa TOEIC
Một trong những trung tâm thành công với mô hình kinh doanh này là Ms Hoa TOEIC. Đây là một trung tâm có uy tín với 18 cơ sở giảng dạy tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Doanh thu đạt hàng triệu USD.
Nở rộ ý tưởng
Với một đất nước gần 100 triệu dân trong đó có đến 22 triệu học sinh, sinh viên. Đây là một thị trường tiềm năng rất lớn. Nhất là khi Việt Nam là đất nước coi trọng việc học hành. Trung bình mỗi năm người Việt đầu tư từ 3 – 4 tỷ USD cho con cái đi du học tại các nước có nền giáo dục phát triển.
Ngoài ra, hiện nay với việc internet kết nối tất cả mọi người không kể khoảng cách, thì công nghệ đào tạo trực tuyến đang ngày càng nở rộ và phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê, Việt Nam đang được các công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư hơn 300 dự án về lĩnh vực giáo dục với số vốn lên tới gần 1 tỷ USD.
Có rất nhiều start up về lĩnh vực giáo dục được đầu tư. Ví dụ như ứng dụng trên các điện thoại thông minh, xây dựng việc đào tạo trực tuyến dựa trên nền tảng chat và video Conferencing giúp kết nối người học đơn giản và dễ dàng. Chỉ cần cài một ứng dụng trên điện thoại là người học có thể học bất cứ ở đâu.
Ở Việt Nam, tổ hợp giáo dục trực tuyến TOPICA cũng là một mô hình hết sức thành công. Việc xây dựng được đội ngũ giảng viên từ khắp các quốc gia, giáo trình tài liệu đồ sộ đã giúp TOPICA thu hút được hàng chục ngàn học viên.