Khám Phá Di Tích Lịch Sử Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử được mệnh danh là ngôi chùa làm bằng đồng nằm ở vị trí cao nhất ở Châu Á. Chùa có kiến trúc khiến du khách mê mẩn, sung bái. Hãy cùng chúng tôi khám phá di tích lịch sử Chùa Đồng Yên Tử qua bài viết bên dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Đôi nét về chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử nằm trong quần thể Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 1068m so với mực nước biển. Địa hình trên đỉnh Yên Sơn khá hiểm trở. Phía Tây Bắc bao của đỉnh núi là vách đá đứng sừng sững sâu 200m. Đây chính là ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh.
Chùa Đồng Yên Tử chính thức được xây dựng vào thời Hậu Lê (TK XVII) do bà phi của chúa Trịnh phụ trách. Ở giai đoạn này thì chùa mới chỉ là một khám nhỏ đến nỗi một người cũng không lọt qua. Đến năm Canh Thân 1740, có một cơn bão lớn khiến mái chùa bật ra, vì thế mà kẻ gian lợi dụng dỡ phần mái còn lại. Đến năm 1930, người xưa kể có bà Bùi Thị Mỹ đến từ chùa Long Hoa đã tiến hành tái tạo lại chùa bằng bê tông cốt đồng. Trải qua nhiều lần tái tạo và nhận thấy giá trị tâm linh độc đáo thì vào năm 2005, UBND Quảng Ninh đã phê duyệt dự án tôn tạo, phục dựng lại chùa Đồng. Công trình đã được hoàn thành vào tháng 1 năm 2007 và ghi nhận được nhiều kỷ lục.
Chùa Đồng Yên Tử thờ ai?
Chùa Đồng có tên gọi là Thiên Trúc Tự mang đến đất nước của Phật Tổ Như Lai. Và với vị trí vô thượng tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử. Tương truyền rằng, trên đỉnh núi Yên Sơn – nơi đặt tràu Đồng trước kia – còn gọi là núi thiêng. Đây là nơi có thể cầu mưa, hô phong, hoán vũ trên đỉnh Yên Tử linh thiêng. Bởi vậy, chùa Đồng Yên Tử chủ yếu thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.
Chùa Đồng Yên Tử cao bao nhiêu?
Chùa được xây dựng có mặt quay về hướng Tây Nam với kiến trúc hình chữ nhật một gian hai mái. Chùa có tổng diện tích gần 20m2 cùng chiều cao từ nền đến nóc là 3.35m. Đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “Chùa Đồng Yên Tử cao bao nhiêu?”.
Ngoài ra, các họa tiết hoa văn trang trí trên chùa cũng rất độc đáo. Hầu hết đều mang dấu ấn của thời Trần. Kiến trúc chùa bao gồm: chùa, tượng Phật, chuông nặng hơn 70 tấn.
Đọc thêm: chùa Ưu Đàm
Tượng Phật ở chùa Đồng Yên Tử
Hệ thống tượng Phật trong chùa gồm 1 pho tượng Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm. Tượng có kích thước cao trung bình từ 0,45-0,87m tọa trên đài sen, trong đó 3 pho tượng Tổ được tạo tác lớn hơn.
- Tượng Thích Ca
Tượng Thích Ca trong trang phục áo cà sa, tọa thiền với tư thế kiết già (thế liên hoa tọa).
- Tượng Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông
Tượng Đệ nhất Tổ (Trần Nhân Tông) mặc áo cà sa, tay úp lên hai đùi, tư thế ngồi “kiết già kiểu cát tường” hay còn gọi là “cát tường tọa” mắt nhìn xuống soi rọi nội tâm.
- Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang)
Tượng Đệ nhị Tổ (Pháp Loa) và Đệ tam Tổ (Huyền Quang) mặc áo cà sa, tư thế ngồi kiết già không lộ bàn chân, tay kết “định ấn”.
Toàn bộ 3 pho tượng Tổ ngự trên đài sen đặt trên bệ, trang trí hoa văn hình sen, cúc, thị, lá lật, hoa văn sóng nước.
Lễ hội chùa Đồng Yên Tử diễn ra vào thời gian nào?
Hằng năm, lễ hội của chùa Đồng đều diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản. Nhiều Phật tử trong cả nước cũng về đây để hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.
Những lưu ý khi lên chùa Đồng Yên Tử
-Để có thể chinh phục được chùa Đồng, bạn sẽ phải đi bộ qua cung đường trải dài khoảng 6km để lên tới đỉnh. Bạn cũng có thể sử dụng cáp treo. Nhưng bạn cần phải đi bộ khoảng vài trăm mét nữa mới tới chùa Đồng. Đồng thời, cung đường đi lên chùa Đồng cũng khá trắc trở. Bởi vì khu vực gần chùa Đồng không có bậc thang nào. Chính vì thế, bạn nếu bạn đi chùa Đồng vào mùa mưa. Bạn hãy chú ý từng bước chân để tránh trơn trượt.
-Khi lên chùa bạn nên mặc trang phục nghiêm túc, kín đáo. Nên mang theo áo khoác vì nhiệt độ trên đỉnh núi khá lạnh.
-Không xả rác, phá hoại cảnh quan môi trường. Không đụng chạm hoặc làm hư tổn đến chùa Đồng.
-Bạn nên nói nhẹ đi khẽ khi tham quan khu vực thanh tịnh này.
-Hãy nhớ mang theo nước uống cùng với đồ ăn nhẹ để tiếp thêm năng lượng nếu cần.
-Không nên mua những đồ vật không rõ nguồn gốc khi lên chùa Đồng Yên Tử.
-Cẩn thận tiền bạc, tư trang khi đến chỗ đông người.
Xem thêm: chùa Vạn Phước
Trên đây là tổng hợp thông tin về chùa Đồng Yên Tử mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích thú vị.