Chùa Hương có gì đặc biệt mà hằng năm thu hút nhiều khách du lịch
Chùa Hương có gì đặc biệt mà hằng năm cứ mỗi dịp xuân về mọi người từ khắp nơi lại về đây dâng hương, trẩy hội. Cùng tìm hiểu những điểm đặc biệt nhất của Chùa Hương qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung
Chùa Hương có gì đặc biệt
Chùa Hương có từ bao giờ?
Chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, trải qua các cuộc chiến tranh với Pháp năm 1947 chùa đã bị phá hủy phần nào. Năm 1988 chùa được trùng tu lại bởi hòa thượng Thích Viên Thành. Chùa là tên gọi chung của một quần thể văn hóa tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa Phật giáo và các đền linh thiêng khác như: Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan…với phần trung tâm là động Hương Tích.
Xem thêm:
- Hình ảnh Chùa Hương
- Lễ hội Chùa Hương
Chùa Hương thờ ai?
Chùa Hương chính là quần thể tín ngưỡng thờ rất nhiều vị thần, phật của văn hóa tín ngưỡng Việt Nam như:
- Động Hương Tích: thờ Quan Âm Bồ Tát
- Đền Trình: thờ Quan Tư Mã hùng Lang người có công chống giặc dưới thời Hùng Vương thứ VI
- Đền Cửa Võng: thờ bà Chúa Thượng Ngàn – Lê Mại Thánh Mẫu
- Các chùa khác thờ ngũ hổ cùng tín ngưỡng cá thần.
Du khách khi đến với Chùa Hương ngoài việc dâng hương lễ phật cầu bình an, Chùa Hương còn có những nét đặc sắc riêng mà chỉ nơi này mới có.
Cảnh đẹp và địa điểm thăm quan tại Chùa Hương
Suối Yến Chùa Hương: Suối yến dài khoảng 4km nối liền với sông Đáy, cứ mỗi mùa hoa súng nở rộ dòng suối này được phủ một màu hồng rực của những bông hoa súng trải dài trên con suối uốn lượn thu hút nhiều khách đến đây tham quan và chụp ảnh.
Động Hương Tích: Nơi đây là trung tâm của quần thể khu du dịch Chùa Hương, nằm ở độ cao 900m so với mực nước biển động Hương Tích mang một vẻ đẹp kỳ ảo được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Nhất Động. Mọi người thường nói nếu tới chùa Hương mà không đi động Hương Tích thì chưa phải là đi Chùa Hương.
Trên động Hương Tích những nhũ đá rủ xuống như hình 9 con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, người xưa gọi đó là “Cửu Long Tranh Châu”. Tương truyền trong động này Đức Phật Bà đã tu hành đắc đạo, sau đó các vị La Hán cũng tu luyện nơi đây. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Bà ngồi trên tảng đá, chân như để hờ trên một bông sen nở rộ.
Chùa Thiên Trù: Chùa tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng vào đời vua Lê Thánh Tông từ năm 1467. Ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc thời Lê – Nguyễn được thiết kế hài hòa, cấu trúc chùa bao gồm: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử chùa Thiên Trù vẫn luôn luôn giữ vị trí tô thêm những nét đẹp cho bức tranh thiên nhiên của Chùa Hương linh thiêng.
Những đặc sản của Chùa Hương
Đến với Chùa Hương du khách sẽ được hòa mình vào những nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo của người dân nơi đây như: bơi thuyền, leo núi, hát chèo, chầu văn…
Ngoài ra tại Chùa hương bạn có thể thưởng thức các món ngon và những đặc sản mua về làm quà như: Chè củ mài ,chè lam, rượu mơ hay những món ngon từ rau Sắn chỉ có ở Chùa Hương.
Một số lưu ý cần biết khi đi du xuân lễ hội chùa Hương
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tham gia lễ hội chùa Hương thì đừng bỏ qua những lưu ý hữu ích dưới đây: Chuẩn bị trước đồ lễ tại nhà, để tránh tình trạng “chặt chém” tại điểm du lịch. Chuẩn bị đồ ăn uống nhẹ nhàng để chủ động trong suốt hành trình. Trang phục đi hội chùa Hương kín đáo, gọn gàng, lịch sự và tối màu. Mùa xuân tại miền Bắc thường có mưa nhỏ bay bay, nên bạn cần chuẩn bị mũ, áo khoác gió hoặc ô. Giữ gìn tư trang, đồ dùng cá nhân cẩn thận để tránh bị “móc túi”.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Chùa Hương và những thông tin Chùa Hương có gì đặc biệt. Nếu bạn đang có ý định tham quan Chùa Hương hãy tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị cho chuyển đi thật trọn vẹn và ý nghĩa.